Chu kỳ ly giác Ly_giác_(thiên_văn_học)

Ly giác cực đại của một hành tinh xảy ra theo chu kỳ, với một ly giác cực đại phía tây theo sau một ly giác cực đại phía đông, và ngược lại. Chu kỳ này phụ thuộc vào vận tốc góc tương đối giữa Trái Đất và hành tinh, khi được quan sát từ Mặt Trời. Thời gian để hoàn thành chu kỳ này được gọi là chu kỳ giao hội của hành tinh.

Gọi T là chu kỳ (ví dụ thời gian giữa hai lần ly giác cực đại phía đông), ω là vận tốc góc tương đối, ωe là vận tốc góc của Trái Đất và ωp là vận tốc góc của hành tinh. Ta có:

T = 2 π ω = 2 π ω p − ω e = 2 π 2 π T p − 2 π T e = T e T e T p − 1 {\displaystyle T={2\pi \over \omega }={2\pi \over \omega _{\mathrm {p} }-\omega _{\mathrm {e} }}={2\pi \over {2\pi \over T_{\mathrm {p} }}-{2\pi \over T_{\mathrm {e} }}}={T_{\mathrm {e} } \over {T_{\mathrm {e} } \over T_{\mathrm {p} }}-1}}

trong đó Te và Tp là năm của Trái Đất và hành tinh, tức là chu kỳ quanh quanh Mặt Trời, được gọi là chu kỳ theo sao.

Ví dụ, một năm của Sao Kim (chu kỳ theo sao) là 225 ngày, còn của Trái Đất là 365 ngày. Vì thế chu kỳ giao hội của Sao Kim, thời gian giữa hai lần ly giác cực đại phía đông (hoặc phía tây) liên tiếp là 584 ngày.

Các giá trị này là xấp xỉ trên thực tế, bởi vì (như đã nói ở trên) các hành tinh không có các quỹ đạo tròn, đồng phẳng hoàn hảo. Khi một hành tinh ở gần hơn với Mặt Trời nó di chuyển nhanh hơn khi nó ở xa hơn, vì thế sự xác định ngày và giờ xảy ra ly giác cực đại cần một phân tích phức tạp hơn về cơ học quỹ đạo.